Thắc mắc: Vì sao xe Volvo an toàn nhất thế giới?
Thực tế, tuyên bố này của hãng ôtô Thụy Điển không hề là một sự cường điệu hay chiêu PR quá lố. Theo những số liệu ấn tượng của hãng,
Dù đứng cùng Mercedes, BMW, Cadillac hay Lexus trong nhóm các thương hiệu hạng sang nhưng Volvo được ít người biết đến do kém thành công về mặt thương mại. Ngoài kết quả kinh doanh yếu kém, Volvo còn vấp phải rào cản là thiết kế quá cứng nhắc và không được lòng giới trẻ.
Tuy nhiên, xét trên khía cạnh an toàn, khó có nhà sản xuất nào vượt qua hãng xe Thụy Điển. Trong 90 năm lịch sử, Volvo luôn dẫn đầu về khả năng bảo vệ hành khách, sở hữu những công nghệ tiên tiến nhất và lấy an toàn làm tôn chỉ.
Năm 1927, Volvo đánh dấu tên tuổi bằng kính chắn gió an toàn đầu tiên trên thế giới
Năm 1927, Volvo đánh dấu tên tuổi bằng kính chắn gió an toàn đầu tiên trên thế giới mà khi xảy ra va chạm, nó vỡ thành nhiều mảnh vụn thay vì các mảng to nên không gây chấn thương cho tài xế. 17 năm sau (tức năm 1944), Volvo tiếp tục sáng chế ra kính chắn gió nhiều lớp. Một lớp nhựa đóng vai trò liên kết hai lớp kính và giữ các mảnh vụn để chúng không bị tung ra ngoài. Công nghệ này vừa đảm bảo tính mạng của hành khách vừa giúp tài xế giữ vững tay lái nếu xảy ra va chạm.
Kính chắn gió kiểu lớp hiện là tiêu chuẩn bắt buộc trên tất cả các mẫu xe. Tuy nhiên, Volvo đã sử dụng trên hầu hết sản phẩm của mình từ 25 năm trước.
Tiếp theo, năm 1959, Volvo một lần nữa đi tiên phong khi trang bị dây đai an toàn 3 điểm. Dù có nhiều thiết kế khác nhau nhưng cuối cùng, tất cả các hãng xe một lần nữa coi dây đai an toàn do Volvo sáng chế là trang thiết bị tiêu chuẩn. Năm 1964, Volvo phát triển hệ thống ghế trẻ em quay mặt về phía sau.
Dây đai an toàn 3 điểm đang trang bị tiêu chuẩn trên các mẫu Volvo hiện nay
Những dấu ấn trên chưa thể sánh với quyết định thành lập đội điều tra tai nạn ôtô năm 1970 của Volvo. Thành viên của đội này có thể sử dụng chính xe Volvo để làm vật thí nghiệm, nhằm đánh giá mức độ an toàn và khả năng chống chịu va chạm. Các thông số thu từ thử nghiệm được sử dụng để thiết kế sao cho xe Volvo trở nên an toàn hơn. Ngoài ra, nó thúc đẩy nhà sản xuất này nghĩ ra các công nghệ an toàn cao cấp hơn.
Cột mốc tiếp theo về độ an toàn của Volvo là năm 1984 khi hãng xe Thụy Điển mạnh dạn trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS trên tất cả các sản phẩm của mình, trong khi nhiều hãng khác còn đang đặt nghi vấn. Thực tế chứng minh Volvo đúng và cuối cùng ABS trở thành công nghệ không thể thiếu trên ôtô hiện đại.
Năm 1986, Volvo lần đầu tiên trên thế giới sử dụng đèn phanh được lắp ở chính giữa phía sau. Cải tiến dây đai an toàn và ghế trẻ em vẫn được tiếp tục và năm 1991 xuất hiện chiếc 960 có loại dây đai an toàn ba điểm đầu tiên ở ghế giữa của hàng ghế sau và đệm an toàn trẻ em tích hợp trên bệ tì tay giữa.
Cũng trong năm 1991, hệ thống bảo vệ chống va chạm ở hai bên SIPS được áp dụng lần đầu tiên các loại xe 940/960 và 850, có tác dụng hướng các lực va chạm từ hai bên đi vào khung chịu lực an toàn. Đây là trang bị mà một số hãng đến bây giờ vẫn chưa có.
Hệ thống bảo vệ chống va chạm ở hai bên SIPS
Để bổ sung cho SIPS, năm 1995, Volvo là công ty đầu tiên giới thiệu hệ thống túi khí bảo vệ chống va chạm hai bên SIP (Side Impact Protection) và coi đó là trang bị tiêu chuẩn trên mọi model năm 1996. Năm 1998, Volvo lần đầu tiên đưa túi khí bảo vệ đầu vào danh mục trang bị tiêu chuẩn. Các thử nghiệm được tiến hành khách quan cho thấy nó giảm 40% nguy cơ tử vong khi có va chạm hai bên và giảm 55% chấn thương sọ não trong các tình huống xe bị lật. Năm 1998, Volvo đưa ra hệ thống bảo vệ đầu WHIPS (Whiplash Protactuon System) – thiết bị an toàn ngăn ngừa chấn thương của hành khách trên hàng ghế trước khi xảy ra va chạm.
Năm 2004, Volvo giới thiệu hệ thống BLIS giúp nhận biết tình huống xe đi vào vùng bị che khuất với một cảm biến được lắp ở trên gương hậu và cảnh báo tài xế bằng ánh sáng. Cũng trong năm đó, Volvo trang bị các đèn chiếu sáng ban ngày.
Năm 2006, bộ điều khiển từ xa PCC (Personal Car Communication) trở thành một chức năng tùy chọn trên chiếc Volvo S80 mới. Với PCC, trước khi tài xế vào bên trong xe, họ có thể kiểm tra mức độ an ninh và biết xe đã được cài đặt báo động hay chưa . Thêm vào đó, cảm biến do nhịp tim cảnh báo có người lạ ẩn nấp trong xe. Volvo S80 cũng là chiếc xe đầu tiên được trang bị điều khiển tốc độ hành trình đáp ứng ACC (Adaptive Cruise Control), cảnh báo va chạm và hỗ trợ nhanh.
“Sẽ không có ai chết trong một chiếc Volvo vào năm 2020” – Ý tưởng có phần… điên rồ này từng được CEO Lex Kerssemakers của Volvo Bắc Mỹ tuyên bố vào năm 2007. Tuy nhiên, gần 1 thập kỷ sau cam kết hùng hồn đó, Volvo đang đi trên đúng con đường đã vạch sẵn nhằm tạo ra 1 chiếc xe an toàn nhất trong lịch sử.
“Sẽ không có ai chết trong một chiếc Volvo vào năm 2020”
Thực tế, tuyên bố này của hãng ôtô Thụy Điển không hề là một sự cường điệu hay chiêu PR quá lố. Theo những số liệu ấn tượng của hãng, phải công nhận rằng Volvo là hãng xe hiếm hoi luôn lưu tâm sâu sắc tới chỉ số an toàn của mỗi chiếc xe thành phẩm. Theo thống kê từ 2009 – 2012, chỉ có duy nhất 1 hành khách thiệt mạng trong chiếc XC90 của hãng. Mẫu xe này cũng được chấm tới 100% về công nghệ hỗ trợ an toàn, 97% trong hạng mục bảo vệ người lớn và đạt số điểm an toàn tổng thể cao nhất trong năm 2015 do Hiệp hội đánh giá xe hơi châu Âu NCAP đánh giá.
Để biến lời hứa thành sự thật vào năm 2020, Volvo sẽ thực hiện theo 3 bước. Đầu tiên, phải đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng trong trường hợp xảy ra va chạm. Tiếp theo, hãng sẽ tích cực phát triển nhiều công nghệ hiện đại giúp phòng tránh tai nạn, bao gồm công nghệ tự động điều khiển hành trình, trợ lý lái xe, hệ thống tránh va chạm cho người tham gia giao thông. Cuối cùng, Volvo sẽ tích hợp những cải tiến này lên các dòng xe tự lái ra mắt vào năm 2020.
Vẫn trung thành với kim chỉ nam vì người sử dụng, hãng xe Volvo chuẩn bị có bước tiến mới trong công cuộc giảm thiểu tai nạn giao thông.
Leave a Reply