Ôtô bỗng dưng bốc cháy, nguyên nhân do đâu?
Không cứ phải là siêu xe, mỗi chiếc xe hơi di chuyển trên đường đều có trong mình một số các chất lỏng nguy hiểm rất dễ cháy khi gặp
Cẩn thận khi lắp thêm thiết bị điện
Cháy xe có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do chủ xe tự ý lắp thêm các thiết bị như thùng đá, tivi, đầu đĩa… ngoài thiết kế của xe gây quá tải hệ thống điện.
Các thiết bị điện này không có trong thiết kế của nhiều xe, song vẫn được sử dụng, gây quá tải cho hệ thống điện. Việc sử dụng dây điện không chuyên dụng, mối nối không chặt chẽ cũng tiềm ẩn nguy cơ chập cháy.
Ngoài ra, trong xe có các vật liệu chống cháy như tấm xốp, vách ngăn, tuy nhiên quá trình sửa chữa, chủ xe đã thay thế vật liệu khác không đảm bảo chất lượng nên khả năng bắt lửa cao.
Bảo dưỡng không thường xuyên
Dù không phải là nguyên nhân trực tiếp gây cháy xe nhưng yếu tố con người cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế tình huống xấu. Lý do nằm ở chỗ nếu lười bảo dưỡng xe thường xuyên, “cục cưng” của bạn sẽ càng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn bao giờ hết. Các chi tiết phụ tùng hư hại, các gioăng bị rò rỉ, dây dẫn hở… không được khắc phục kịp thời sẽ không chỉ làm suy giảm khả năng vận hành của xe mà còn mở ra hàng loạt cơ hội cho lửa bùng lên.
Đặc biệt, những chiếc xe đã có tuổi thọ cao và vận hành trong điều kiện khắc nghiệt liên tục có thể gây lão hoá gioăng mặt máy – thứ thường xuyên làm rỉ ra các chất lỏng nguy hiểm.
Với nhiệt độ cao trong khoang máy, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vụ cháy bất thường mà lái xe ít khi đủ cảnh giác để nhận ra. Nhìn chung, cho dù không quá hiểu biết về cơ khí hay kĩ thuật xe, bạn vẫn nên mở nắp ca pô và nhìn một lượt sau mỗi vài tuần chạy xe. Chỉ cần có dấu hiệu bất thường (chất lỏng rò rỉ, chuột bọ, dây dẫn bị hư hại…), hãy mang xe vào gara để khắc phục ngay. Đây là hành động đơn giản những sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quá trình sử dụng xe về lâu dài, bên cạnh các quy trình bảo dưỡng định kì.
Động cơ quá nóng
Với mọi loại động cơ đốt trong, nhiệt độ luôn là bạn đồng hành. Thực tế, động cơ cần đạt được mức nhiệt độ nhất định trước khi có thể vận hành tối ưu. Tuy nhiên, việc quá tải nhiệt là hoàn toàn có thể xảy ra. Đây cũng là một ví dụ điển hình cho sự liên quan, tác động lẫn nhau của các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ cháy. Bản thân động cơ xe không thể tự bùng lên – kể cả khi cực nóng. Tuy nhiên chỉ cần trong khoang động cơ có hiện tượng rò rỉ chất lỏng dễ cháy (đặc biệt là nhiên liệu) – đó sẽ là điều cực kì tồi tệ. Ở áp suất cao, các chất lỏng này có thể văng tứ tung khắp nơi một khi có chỗ hở trên đường ống hay mặt máy. Chỉ cần một giọt nhỏ rơi vào đúng chỗ, lửa sẽ bùng lên và tạo ra phản ứng dây chuyền.
Trên thực tế, để tránh việc quá tải nhiệt của động cơ, cách tốt nhất là bạn duy trì việc bảo dưỡng thường xuyên và đầy đủ. Luôn duy trì định kì việc kiểm tra hệ thống làm mát động cơ (vệ sinh và thay thế dung dịch làm mát, thay dầu và lọc dầu đúng với tiêu chuẩn nhà sản xuất), các gioăng trên đường ống dẫn nhiên liệu và chất lỏng kĩ thuật. Nếu cảm thấy bên trong ca pô nóng một cách bất thường, bạn không được ngần ngại mà hãy đưa xe đi kiểm tra ngay lập tức.
Rò rỉ chất lỏng
Không cứ phải là siêu xe, mỗi chiếc xe hơi di chuyển trên đường đều có trong mình một số các chất lỏng nguy hiểm rất dễ cháy khi gặp điều kiện thích hợp. Ngoài nhiên liệu, đó còn là dầu động cơ, dầu hộp số, dầu trợ lực, dầu phanh và đôi khi là cả… nước làm mát động cơ.
Toàn bộ chúng đều được bơm tuần hoàn mỗi khi xe vận chuyển và có thể bắt lửa nếu đường ống dẫn vô tình bị rò rỉ ở đâu đó – đôi khi đơn giản là do…chuột gặm hoặc va chạm giao thông khiến bình chứa bị vỡ. Khi kết hợp với một yếu tố tác động khác như phụ tùng hỏng hóc hoặc ma sát do va chạm, chúng sẽ dễ dàng bùng cháy. Hơn thế nữa, dù cho phần lớn tình huống cháy sẽ bắt đầu từ khoang động cơ – nơi tập trung mọi loại chất lỏng kĩ thuật – thì bạn cũng cần lưu tâm rằng hệ thống xăng và dầu phanh thường được dẫn chạy dọc theo thân xe ra phía sau.
Leave a Reply