Jeep và cội nguồn của tên gọi bạn có biết

Bài báo của phóng viên Katherine Hillyer được xuất bản trên toàn quốc vào ngày 20 tháng 2 năm 1941 trong đó có in hình chiếc xe với chú

Có nhiều giải thích khác nhau về nguồn gốc tên gọi Jeep và tất cả hầu như đều rất khó có cơ sở để kiểm chứng tính xác thực. Một giả thuyết được lan truyền rộng rãi là xuất phát từ việc quân đội Hoa Kỳ sử dụng chữ GP (viết tắt của từ Government Purposes – Mục đích công vụ hay General Purposes – Mục đích đa dụng) áp dụng cho các loại xe, phương tiện vận tải dùng cho mục đích công vụ. Từ GP này khi phiên âm đọc nhanh là Gee P, nghe giống từ “jeep”, và có lẽ đây cũng là nguyên do tại sao phát sinh các vấn đề liên quan với tên gọi Jeep.

Jeep Willys năm 1943

Tuy nhiên, R. Lee Ermey, cựu Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã giải ngũ và là người dẫn chương trình truyền hình Mail Cali, một chương trình về lịch sử quân đội Hoa Kỳ trên truyền hình, thì lại phản bác giả thuyết trên, và cho rằng mỗi loại xe, phương tiện vận tải đều được thiết kế cho một mục đích sử dụng cụ thể khác nhau, do đó chẳng bao giờ được gọi là xe hay phương tiện vận tải “đa dụng” cả. Các lính Mỹ lái Jeep hầu như không biết đến khái niệm xe “đa dụng”. Từ GPW của chiếc Ford GPW lại là viết tắt của chữ G (Government use – Mục đích công vụ), P (dùng để chỉ khoảng cách 80-inch/2.000 mm giữa 2 cầu xe), và W (để chỉ động cơ xe của hãng Willys-Overland chế tạo).

R. Lee Ermey trong chương trình truyền hình Mail Cali

Nhiều người, kể cả Ermey cũng cho rằng, binh lính tại thời điểm đấy do quá ấn tượng với loại xe mới nên đã đặt tên vui là Eugene the Jeep, tên một nhân vật trong loạt phim hoạt hình Thủy thủ Popeye của tác giả E. C. Segar. Eugene the Jeep là nhân vật hoạt hình được miêu tả là một loài thú rừng xanh có kích cỡ nhỏ có khả năng xoay xở dễ dàng, đa chiều và có khả năng giải quyết hầu như tất cả mọi vấn đề.

Chàng thủy thủ Popeye và nhân vật Eugene the Jeep

Từ điển Tiếng lóng trong quân đội (Words of the Fighting Forces) của tác giả Clinton A. Sanders xuất bản năm 1942 tại thư viện Lầu Năm Góc thì định nghĩa: “Jeep là một loại xe hai cầu có trọng lượng từ ½ tấn đến 1 ½ tấn sử dụng cho mục đích trinh sát hoặc các mục đích quân sự khác. Một thuật ngữ được dùng để ám chỉ các loại xe có kích cỡ nhỏ (bantam-cars), và đôi khi cũng để chỉ các loại xe có động cơ khác của Hoa Kỳ sản xuất được sử dụng trong Lực lượng không quân Hoa Kỳ; Trung tâm huấn luyện bay; Lực lượng thiết giáp, hay loại xe chỉ huy ½ tấn.

Định nghĩa này cũng được cho là có cơ sở khi Lực lượng hải quân Hoa Kỳ cũng sử dụng thuật ngữ “jeep carrier” để ám chỉ các tàu hộ tống cỡ nhỏ.

Đầu 1941, hãng Willys-Overland ra mắt và trình diễn khả năng chinh phục địa hình của mẫu xe off-road bằng cách lái lên các bậc thềm tam cấp của Điện Capitol, do Irving “Red” Haussman, tài xế chuyên thử nghiệm các mẫu xe mới của hãng Willys cầm lái. Trước thời gian biểu diễn, người tài xế này đã mang xe đến Trung tâm nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm các xe, phương tiện vận tải quân sự Fort Holabird, tọa lạc gần Washington, D.C. Irving đã nghe các binh sĩ đóng tại đây gọi chiếc xe này là “jeep”, nên khi trả lời phỏng vấn của Katherine Hillyer, phóng viên báo Washington Daily News rằng tên gọi của chiếc xe off-road này là gì, thì anh tài xế liền trả lời ngay: “Đấy là chiếc jeep”.

Bản sao bài báo năm 1941

Bài báo của phóng viên Katherine Hillyer được xuất bản trên toàn quốc vào ngày 20 tháng 2 năm 1941 trong đó có in hình chiếc xe với chú thích: “Nhà lập pháp thử nghiệm mẫu xe mới”. Bài báo viết” “Đây là mẫu xe phục vụ nhiệm vụ trinh sát mới của Quân đội Hoa Kỳ, được biết đến dưới tên gọi là “jeep”, hay còn gọi là “xe địa hình 2 cầu” đã chinh phục thành công các bậc thềm của Điện Capitol trong buổi trình diễn ra mắt mẫu xe mới của Hãng Willys-Overland ngày hôm qua”.

Người ta tin rằng, bài báo này đã làm công chúng biết đến từ “jeep” rộng rãi, và mặc dù Hausmann không phải là người nghĩ ra hay sang tạo ra từ Jeep, anh ta vẫn là người đầu tiên mang nó đến với công chúng trên phương tiện truyền thông.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *